Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Người đăng: hotrodoanhnghiep Ngày đăng: 12:36 | 05/12 Lượt xem: 932

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Ảnh sưu tầm

          Theo đó, mục tiêu cụ thể là tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%. Số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị. Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN…

          Tầm nhìn đến năm 2045: Tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn.

          Chương trình đề ra các nhiệm vụ chủ yếu:

          (1) Thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Các cơ quan chức năng ở các cấp cần tổ chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng trong toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

          (2) Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Trong nhóm nhiệm vụ này có 4 nhiệm vụ cụ thể:

          Một là; tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

          Hai là; tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy chế quản lý kiến trúc. 

          Ba là; là tổng kết, đánh giá mô hình Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, vùng TP.HCM và mô hình tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; đề xuất mô hình quản lý vùng đô thị phù hợp cho giai đoạn 2022 - 2030.

          Bốn là; tổ chức lập Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

          (3) Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong nhóm nhiệm vụ này có có 14 nhiệm vụ cụ thể:

          Một là; tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình phát triển đô thị từng đô thị.

          Hai là; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các đô thị.

          Ba là; cải tạo, chỉnh trang các đô thị vừa và lớn từ loại III trở lên. 

          Bốn là; thí điểm thực hiện các dự án tái thiết đô thị và nghiên cứu đề xuất thí điểm các mô hình đột phá, đổi mới sáng tạo.

          Năm là; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, liên vùng.

          Sáu là; đầu tư phát triển đảm bảo an sinh nhà ở.

          Bảy là; xây dựng, phát triển đô thị thông minh.

          Tám là; xây dựng, phát triển đô thị có năng lực chống chịu, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển các công trình xanh, khu đô thị xanh trong đô thị, đảm bảo chất lượng môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh.

          Chín là; tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các khu vực nông thôn đô thị hóa.

          Mười là; rà soát tổng thể, sắp xếp lại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại các đô thị. 

          Mười một là; hạn chế xe cá nhân và khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng, thân thiện môi trường.

          Mười hai là; giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị.

          Mười ba là; đề xuất các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí.

          Mười bốn là; mô hình bảo đảm phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở tại đô thị.

          (4) Xây dựng các nhiệm vụ, đề án chuyên ngành. Trong nhóm nhiệm vụ này có có 4 nhiệm vụ cụ thể:

          Một là; Sơ kết việc thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị theo các Nghị quyết của Quốc hội.

          Hai là; Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị.

          Ba là; Rà soát quy hoạch về giao thông bảo đảm thông suốt và liên kết vùng.

          Bốn là; Nghiên cứu mô hình bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quản lý đô thị.

        (5) Xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Nhóm này bao gồm 11 nhiệm vụ cụ thể; trong đó, 9 nhiệm vụ đầu là nghiên cứu, rà soát và xây dựng 9 bộ Luật, bao gồm: Luật điều chỉnh về Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước; Luật điều chỉnh về quản lý không gian ngầm; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi, bổ sung); Luật Việc làm (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi); hai nhiệm vụ cuối cùng là rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị bền vững và nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù.

          Chi tiết Nghị quyết số 148/NQ-CP xem tại đây.

Tác giả: Diễm Thúy

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Đăng nhập / Đăng ký

 

Số lượng doanh nghiệp thành lập

Chọn năm:
select

Tổng thu ngân sách

Chọn năm:
select

Bản quyền thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: Số 02 Trần Phú - Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 02352474567
Email: xtdt.skhdt@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập

0000298193