Mục tiêu của liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2021-2025 là khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương trong Vùng và tạo lập mối quan hệ hài hòa về lợi ích, trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng, tạo sự liên kết giữa các địa phương để tạo lập và khai thác chuỗi giá trị theo ngành, lĩnh vực có lợi thế của Vùng, hỗ trợ, liên kết giữa các địa phương… Tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng Vùng trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững. Liên kết để cùng hợp tác, chia sẻ và phát triển, vì mục tiêu ổn định, phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ảnh minh họa
Kế hoạch cũng đề ra một số giải pháp thực hiện liên kết Vùng trong giai đoạn 2021-2025 gồm có phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ; công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển theo quy hoạch quốc gia, vùng. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, liên kết đầu tư các công trình y tế, giáo dục và đào tạo tại các điểm giao nhau giữa các tỉnh, thành phố…
Trong đó tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của các ngành công nghiệp, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, kinh tế số
Nội dung quan trọng hàng đầu là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin, khu kinh tế
(Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), chú trọng tăng cường thu hút đầu tư các dự án lớn, tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của các ngành công nghiệp, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, kinh tế số,… Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp; khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Kế hoạch cũng đề cao việc chủ động, tăng cường hội nhập quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực với các địa phương ở nước ngoài, trong đó trọng tâm là hợp tác phát triển kinh tế; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi FDI, ODA và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài vào khu vực miền Trung.
Tập trung phát triển công nghiệp bền vững hơn, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Đẩy mạnh cơ cấu chuyển dịch công nghiệp theo hướng ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch; chế biến, chế tạo, xử lý nước thải, rác thải; năng lượng tái tạo; công nghiệp hỗ trợ…